Tôn lợp mái là một trong những vật liệu được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Có thể là các công trình nhà ở hay nhà xưởng, nhà kho, nhà máy,… Bởi chúng có những ưu điểm như thi công nhanh chóng, dễ dàng mà giá cả khá là rẻ. Chính vì vậy nhu cầu chống thấm dột mái tôn cũng dần trở nên phổ biến hơn. Bài viết này Hoàng Tuấn sẽ chia sẻ cho bạn các phương pháp chống thấm dột mái tôn hiệu quả nhất.
Nhận biết mái tôn bị thấm dột bằng cách nào?
Làm sao để biết được mái tôn nhà bạn đang bị thấm dột? Không khó để nhận biết là mái tôn nhà bạn đang bị thấm dột. Chúng ta có thể thử bằng 2 cách sau đây để biết mái tôn nhà bạn có bị thấm dột hay không nhé.
Kiểm tra bằng mắt thường
Quan sát bằng mắt thường. Có thể trèo lên mái tôn hoặc đứng dưới sàn để xem tình trạng thấm dột. Khi kiểm tra hãy tìm kiếm xem những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Có thể quan sát vào 2 thời điểm. Một là khi trời mưa, hai là khi trời nắng to. Khi đó các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn.
Phun nước trực tiếp lên mái tôn
Dùng vòi nước để nhận biết. Hãy đặt vòi nước ở điểm cao nhất của mái tôn rồi cho nước chảy xuống. Thấm dột sẽ xảy ra ở những chỗ bị lủng. Khi đó hãy đánh dấu chúng lại để thuận tiện cho các công tác chống thấm dột sau này.
Đây là 2 phương pháp dễ dàng và hiệu quả để nhận biết xem mái tôn của nhà bạn hay của công trình nhà bạn có bị dột hay không. Hãy kiểm tra ngay để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
Top 12 phương pháp chống thấm dột mái tôn hiệu quả nhất
Khi đã phát hiện ra tình trạng thấm dột mái tôn, nhiều gia đình không biết cách làm thế nào để khắc phục và xử lý. Bởi mái tôn là phần chịu áp lực từ bên ngoài rất nhiều, nếu không xử lý ngay thì sẽ gây ra rất nhiều những hậu quả như: gây ẩm ướt, giảm chất lượng mái,… Dưới đây, Chống Thấm Hoàng Tuấn đã tổng hợp lại những phương pháp chống thấm dột mái tôn hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Chống thấm dột khi bị thủng mái tôn
Sau khi kiểm tra và phát hiện được chính xác các vị trí mái tôn bị thủng dột thì tùy vào kích thước lỗ thủng mà bạn sẽ có các cách xử lý khác nhau, Cụ thể:
Đối với mái tôn bị thủng lỗ nhỏ. Nếu lỗ thủng không to hơn vít lạnh chúng ta chỉ cần bắn một vít lạnh vào điểm đó rồi bơm keo silicon. Hoặc đơn giản hơn chúng ta có thể dùng keo silicon hoặc miếng dán đắp lại lỗ thủng đó là xong. Phương pháp xử lý khá đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với những lỗ lớn, đường rách dài: Trường hợp này sẽ khó xử lý hơn một chút. Đầu tiên bạn hãy làm sạch bề mặt tôn quanh khu vực thủng lỗ đó. Bạn lấy miếng tôn khác dài và rộng hơn chỗ rách dư ra 10cm. Cuối cùng dùng keo dán miếng tôn đó vào vị trí bị rách, thủng. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách chống thấm dột mái tôn khi có vết thủng.
2. Thay thế đinh vít rỉ sét và gia cố bằng keo
Chúng ta đều biết khi lợp tôn ta thường dùng đinh vít có một lớp ron cao su để cố định và ngăn nước cho chắc chắn. Về lâu về dài khi tiếp xúc với nước mưa những chiếc đinh ốc đó sẽ bị hoen gỉ và có thể gây lỏng lẻo những tấm tôn. Với trường hợp đinh ốc bị bung, hoen rỉ như vậy để khắc phục bạn chỉ cần tháo bỏ vít lạnh cũ bị hư hỏng ra. Tiếp theo, bạn hãy bắn vít mới vào lỗ vít cũ nếu thấy nó không bị rách hoặc rộng.
Tuy nhiên nếu tháo bỏ vít lạnh, do lâu bị hoen rỉ nên lỗ vít cũ sẽ khá rộng nhưng cũng không quá lớn. Chúng ta chỉ cần bơm keo silicon vào lỗ đó và bắn lại. Lớp keo đó sẽ tạo lên màng đàn hồi ngăn nước. Như vậy bạn đã có thể thay những ốc vít hoen gỉ bằng ốc vít mới nhanh chóng, hiệu quả.
Còn một lưu ý khi thay thế đinh rỉ sét. Đó là không nên tháo đồng loạt các ốc cùng lúc vì tôn dễ bị xô lệch nếu gió lớn có thể bị bay gây nguy hiểm, bạn tháo con nào ra thì thay thế ngay 1 con mới để đảm bảo nhé. Lúc thay thế xong hãy kiểm tra và bắn keo chuyên dụng toàn bộ đinh vít để đảm bảo chống thấm dột hiệu quả nhất.

Phương Pháp Chống Dột, Chống Thấm Mái Tôn Hiệu Quả Nhất
Quy Trình Chống Dột Chống Thấm
Quy trình chống thấm dột mái tôn bằng keo chống thấm được thực hiện với 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt. Cần phải vệ sinh khu vực cần thực hiện cũng như loại bỏ các chướng ngại vật. Cần thiết thì nên đánh qua 1 lớp giấy nhám ( đối với các bề mặt tôn, gỗ, thép) để tăng độ bám dính cho bề mặt. Cuối cùng dùng chổi hoặc dụng cụ chuyên dụng quét sạch bụi bặm và làm khô khu vực cần dán keo.
Bước 2: Trộn đều keo dán tôn. Dùng các thành phần keo dán trộn lại với nhau. Thêm 5% xăng theo tỷ lệ tổng trọng lượng keo cần sử dụng.
Bước 3: Thi công sử dụng keo dán tôn chống dột. Quét 1 lớp keo lên bề mặt mái tôn bằng con lăn với tỉ lệ 0,4kg/m2. Tiến hành dán lớp lưới thủy tinh lên keo ở các vị trí cần gia cường ( ví dụ như mép của 2 mái tôn). Cuối cùng ta quét thêm 1 lớp keo thứ 2 với tỉ lệ 0,6kg/m2 sau đó để khô tự nhiên. Như vậy là quy trình đã được hoàn thiện.
Một số lưu ý khi sử dụng keo chống thấm dột mái tôn:
Trộn một lượng keo vừa đủ để sử dụng không sử dụng quá nhiều. Thời gian sử dụng trong vòng từ 20 đến 25 phút. Không nên sử dụng quá lâu.
Sau khi sử dụng, lưu ý đậy kín nắp thùng sản phẩm để có thể sử dụng được lâu hơn.